Ứng dụng tâm lý trong quản trị nguồn nhân lực

Tâm lý học là một môn khoa học được ứng dụng ở rất nhiều lãnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, tư vấn…và đặc biệt ngày nay các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến tâm lý ứng dụng trong doanh nghiệp từ việc tuyển dụng nhân viên, phát triển nhân viên, phát triển đội ngũ lãnh đạo, động viên nhân viên, giải quyết xung đột trong doanh nghiệp cho đến việc sa thải nhân viên…

Chính vì thế mà tâm lý học ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu cho tất cả những ai đang làm công việc quản trị nguồn nhân lực (HR Management). Đến với khóa học “Ứng dụng các công cụ Tâm lý trong Quản trị nguồn nhân lực“, các học viên sẽ được tìm hiểu một số các công cụ tâm lý hiện đang phổ biến và các ứng dụng thực tiễn trong việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, tư vấn giải quyết xung đột và đặc biệt là trong việc xây dựng con đường nghề nghiệp (career path) cho các nhân viên triển vọng của công ty.

Nội dung chương trình huấn luyện

1. Điểm qua các công cụ tâm lý được sử dụng phổ biến hiện nay. Các lưu ý cần thiết khi sử dụng các công cụ tâm lý. Một số nét chính về các công cụ tâm lý:

    • MBTI
    • DISC
    • Psycho – Geometrics (Tâm lý – Hình Học)

2. Trải nghiệm thực tế với công cụ Tâm lý – Hình học (Psycho – Geometrics) và ứng dụng vào việc:

    •  Tư vấn cho các phòng ban trong công ty về việc sắp xếp làm sao có thể tối ưu hóa nhân sự hiện có
    •  Tư vấn cho các phòng ban về việc xây dựng nhóm làm việc đoàn kết, hiệu quả
    •  Ứng dụng tâm lý vào việc tư vấn giải quyết các xung đột giữa các nhân viên, cũng như giữa các phòng ban trong công ty)

3. Giới thiệu công cụ đánh giá “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) và đặc biệt đưa ra các câu hỏi thích hợp để tuyển chọn được các nhân viên có chỉ số cảm xúc cao (EQ).

4. Giới thiệu công cụ “Xác định giá trị cá nhân” để có thể chọn người kế thừa phù hợp (successor) và xây dựng con đường nghề nghiệp (career path) cho đội ngũ kế thừa.

Le Hang 05/05/2015
Comments are off

Bí quyết huấn luyện hiệu quả (Train the Trainer to Train)

Làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn thường xuyên phải thường xuyên phổ biến với nhân viên các chính sách của công ty, họp với các phòng ban… Đặc biệt, bạn phải tổ chức những buổi huấn luyện ngắn hay những buổi họp với các phòng ban để phổ biến, cập nhật chính sách cũng như để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Làm thế nào để bạn tổ chức những buổi họp hay huấn luyện ngắn thật hiệu quả và làm thế nào để mọi người đều hào hứng đón nhận chia sẻ của bạn? Khoá học “Bí quyết huấn luyện hiệu quả” sẽ cung cấp cho bạn cách lên chương trình huấn luyện hợp lý và một số bí quyết đơn giản, dễ áp dụng, giúp bạn xác định cách thức huấn luyện phù hợp nhất cho các đối tượng khác nhau.

Nội dung chương trình huấn luyện

    • Thiết lập mục tiêu đào tạo với quy trình 4 chữ “P”
    • Hiểu các nguyên tắc học của người lớn
    • Nhận biết phong cách huấn luyện của bạn (Training style)
    • Các phương pháp giúp duy trì sự hứng thú và thu hút sự chú ý của học viên trong suốt quá trình huấn luyện
    • Chọn phương pháp phù hợp với nội dung huấn luyện
    • Các phương pháp giúp học viên tham gia hoạt động tích cực trong suốt quá trình huấn luyện
    • Nhận diện và ứng xử phù hợp với các “học viên khó tính” (troublemakers) trong suốt quá trình huấn luyện
Le Hang 05/05/2015
Comments are off

Hiểu đúng và áp dụng đúng competency trong doanh nghiệp

Bạn có thường nghe các câu ca thán thế này ở công ty của bạn không?

“Tôi không thấy tôi có tương lai ở công ty này, tôi không thấy con đường phát triển…”
“Tôi thật sự không rõ sếp tôi muốn tôi làm gì nữa…”
“Là một quản lý ở công ty nhưng thật lòng tôi ngán nhất việc mỗi năm 2 lần ngồi đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên, lúc nào cũng căng thẳng, có khi còn khóc lóc nữa chứ…”
“Mỗi lần ngồi lại đánh giá hiệu quả công việc (performance review), tôi và sếp tôi không bao giờ có thể thống nhất với nhau được, nói tóm lại tôi và sếp tôi không thể có cùng quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả làm việc…”
“Công ty tôi cũng có cái gọi là “giá trị” (values) và “sứ mạng” (mission) đó nhưng tôi thấy những cái đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tôi cả…”
“Các sếp ở công ty tôi không nhất quán trong việc đánh gía nhân viên, mỗi người một kiểu nên hên xui thôi, gặp sếp khó tính xem như xui…”
“Sếp tôi đặt cho tôi những mục tiêu quá cao so với các phòng ban khác, thật là không công bằng…”
“Công ty tôi cũng thường tổ chức huấn luyện nhân viên đó chứ, nhưng có thấy hiệu quả đâu…”
“Sếp tôi đặt cho tôi những mục tiêu quá cao so với các phòng ban khác, thật là không công bằng…”
“Đến kỳ đánh giá hiệu quả làm việc, sếp tôi luôn phê bình, chỉ trích và đánh giá tôi thật thiếu khách quan, chả công bằng tí nào…”
“Tôi cũng cố gắng rất nhiều và tôi cũng muốn được thăng chức chứnhưng thật lòng tôi không biết với công ty này phải làm thế nào mới được thăng chức nữa, chẳng có gì rõ ràng…”
“Sếp tôi chưa bao giờ thật sự nói rõ cho tôi biết hay cho tôi cơ hội thảo luận về hướng phát triển cho tôi (development plan) ở công ty cả…”

Với vai trò của một “HR Manager”, nếu bạn nghe đâu đó những câu ca thán trên đây ở tại công ty mình, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về các “competency” để có thể hiểu đúng và áp dụng hiệu quả cho công ty bạn.

Nếu công ty bạn chưa bao giờ sử dụng các “competency”, buổi huấn luyện này có thể giúp bạn:

    • Hiểu “competency” là gì và tại sao nó cần thiết trong việc phát triển bản thân cũng như phát triển doanh nghiệp…
    • Làm sao có thể hiểu đúng và áp dụng hiệu quả các “competency” trong doanh nghiệp để giải quyết một số các vướng mắc như đã nêu ở trên.

Nếu công ty bạn đã có và đang áp dụng các “competency” nhưng chưa được hiệu quả lắm, buổi huấn luyện có thể giúp bạn:

    • Hiểu rõ hơn về “competency” và cách áp dụng “competency” trong doanh nghiệp hiệu quả hơn.
    • Giúp nhân viên thấy được lợi ích khi áp dụng các “competency” trong việc phát triển bản thân để họ không có cảm giác bị ép buộc thực hiện các “competency” nữa.

Nội dung chương trình huấn luyện

1. Định nghĩa “competency”
2. Khác biệt giữa kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) và năng lực (competency)
3. Tầm quan trọng của việc áp dụng hiệu quả competency cho cá nhân và cho doanh nghiệp
4. Các loại “competency”
5. Cách phát triển khung “competency” (competency framework) cho doanh nghiệp
6. Cách đánh giá “competency”
7. Sử dụng hiệu quả các “competency” trong doanh nghiệp
8. Sử dụng hiệu quả các “competency” trong việc phát triển bản thân
9. Hỏi & đáp

Le Hang 05/05/2015
Comments are off